cohtran_HSed

Online Store

Cửa hàng tạp hóa



Số lượt truy cập
free html visitor counters
http://cohtranhsed.yolasite.com

1. Nước Giàu và Nước Nghèo  ( 03/08/2010)

Đâu là sự khác biệt giữa nước giàu và nghèo các bạn nhỉ?

Sự khác biệt giữa nước giàu và nước nghèo không nằm ở sự lâu đời.

Ví như:

    * Ấn Độ, Ai Cập có hơn 2000 năm văn hiến và là nước nghèo.
    * Ngược lại, Canada, Úc và New Zealand ra đời chừng 150 năm nay. Bây giờ, họ là những nước phát triển và giàu có.

Sự khác biệt giữa nước giàu và nước nghèo không nằm ở nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ví như:

    * Nhật Bản là nước có lãnh thổ giới hạn, 80% diện tích là núi đồi, không thích hợp để trồng trọt và chăn nuôi nhưng lại có nền kinh tế đứng thứ hai Thế Giới. Đất nước này giống như một nhà máy khổng lồ, nhập khẩu nguyên liệu thô của thế giới và xuất khẩu sản phẩm tinh.

    * Hay như Thụy Sĩ, đất nước không trồng cacao nhưng sản xuất ra những thỏi chocolate ngon nhất thế giới. Ở đây, người dân chăn nuôi và trồng trọt 4 tháng trong một năm. Chưa hết, họ còn sản xuất ra những loại bơ thượng hạng. Thụy Sĩ đã thành công khi chuyển đến thế giới hình ảnh về một đất nước an ninh, trật tự và chăm chỉ, những điều làm cho quốc gia trở thành nơi an toàn bậc nhất trên Thế Giới.

Những cuộc hội đàm giữa Lãnh đạo các nước giàu và nghèo cho thấy không có sự khác biệt về trí thông minh.

Chủng tộc hay màu da cũng không quan trọng. Bằng chứng là những người di cư được cho là lười biếng đã trở thành những người làm việc rất chăm chỉ ở các nước Châu Âu giàu có.


Vậy sự khác biệt nằm ở đâu?......


Sự khác biệt nằm ở “Thái Độ” con người, thứ được tạo thành từ bé do tác động của nền Giáo Dục và Văn Hóa.

Phân tích hành vi người dân ở những nước phát triển giúp ta thấy được những nguyên tắc cơ bản tạo nên cuộc sống của họ:

   1. Đạo Đức, như là nguyên tắc cơ bản.
   2. Liêm chính.
   3. Trách nhiệm.
   4. Tôn trọng luật pháp.
   5. Tôn trọng quyền cá nhân.
   6. Yêu lao động.
   7. Tiết kiệm và Đầu tư.
   8. Nỗ lực hết mình.
   9. Đúng hẹn.

Ở nước nghèo, chỉ một số ít người làm theo những điều trên trong đời sống hằng ngày.

Chúng ta không nghèo vì thiếu tài nguyên thiên nhiên hay vì thiên nhiên quá tàn nhẫn.

Chúng ta nghèo vì thiếu “Thái Độ”.

Chúng ta thiếu ý chí để tuân thủ và giáo dục những nguyên tắc sống cơ bản của một xã hội phát triển và giàu có.

Nếu bạn không chuyển tải thông điệp này, sẽ không có gì xảy ra với bạn cả. Chú mèo cưng của bạn không chết đi; bạn cũng không bị sa thải, xui xẻo trong 7 năm hay bị bệnh tật.

Nếu bạn yêu đất nước mình, hãy chuyển thông điệp này đến mọi người để cùng suy ngẫm, THAY ĐỔI và HÀNH ĐỘNG!!!


Thịnh (Dịch từ “To reflect and… ACT!”).


P.s: Thịnh chưa đủ tầm để viết lên những suy nghĩ như vậy. Số là cách đây mấy hôm, khi xem đống tài liệu của Sếp người Ấn để lại, Thịnh thấy được bài powerpoint "To reflect and... ACT". Từ bài powerpoint trên, Thịnh còn biết thêm một điều: các bạn trẻ Ấn đã lập ra một diễn đàn trên Yahoo Ấn Độ (vào năm 1997 hay 1998 gì đó) để chuyền tay nhau bài "To Reflect and... ACT" và thảo luận những nội dung của nó.

Thịnh thấy hay nên dịch lại cho mọi người cùng đọc. Mai mình upload bản gốc của Sếp. Hy vọng các bạn trẻ Việt Nam cũng chuyền tay nhau bản này.
 
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 28, 2007, 01:30:36 gửi bởi Vo Van Thinh »
Vì mục tiêu giáo dục phi lợi nhuận , kính xin tác giả cho phép  được đăng lại các tư liệu trên trang này . Trân trọng cám ơn .

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 2.  Các bài thơ tình toán học . ( 04/08/2010)

Bài thơ số 1


Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm



Bài thơ số 3

Anh đau đớn nhìn em qua quỹ tích
Tình em nào cố định ở nơi đâu
Anh tìm em khắp diện tích địa cầu
Nhưng căn số đời anh đành cô độc

Để anh về vô cực dệt duyên mơ
Cho không gian trọn kiếp sống hững hờ
Chiều biến thiên là những cơn mơ.
Đường biễu diễn là chuỗi ngày chán nản

Em sung sướng trên đường tròn duyên dáng
Anh u sầu trên hệ thống x-y
Biết bao giờ đôi ta được phụ kề
Anh đành chết trên đường tiếp cận
Ôi anh chết cũng vì hệ số
Định đời anh trong biểu thức khổ đau
Như cạnh góc vuông , với cạnh huyền
Gần nhau đấy nhưng không trùng hợp
Qua những điều trên ta quy ước
Tình yêu là 1 cái compa
Vòng tròn nào dù nhỏ dù to
Cũng đều có tâm và bán kính
Tâm ở đây là tâm hồn cố định
Bán kính là nỗi nhớ niềm thương



Bài thơ số 5

Tình đâu là căn thức bậc hai
Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu
Em phải nhớ tình yêu là góc số
Mà hai ta là những kẻ chứng minh
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình
Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc

Em mĩm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh xinh cực đại
Em khó hiểu thì tôi đành vô giải
Bài toán giải bằng phương pháp tương giao
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến
Chưa thân nhau mà đã thấy so le
Trót yêu rồi công thức có cần chi
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói tôi càng tăng tốc độ
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu.

Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản



Bài thơ số 7

Bởi đôi ta không cùng chung "tiệm cận"
Nên suốt đời mang hai "cực âm dương"
"Biến số "nào chia hai đứa hai đường
Nên tình mãi "song song " không "tụ điểm"

Bởi tình yêu nay hoá thành "vô nghiệm"
Dù tình em "tụ điểm" một mà thôi
Nhưng cuộc đời "tung hoành" chia hai lối
Đễ âm thầm mang nỗi nhớ thương vơi

"Vô cực "kia là nẽo xa vời vợi
Nên tình mình thành "định lý" phân ly
Trách làm chi khi "Xác suất định kỳ"
Đã sai lệch nên đường tình lạc bến

Em biết anh không xa vòng "Tịnh tiến"
Đễ mong chờ "hàm sô' kết tình ta
Nhưng nỗi buồn vẫn càng hoài "tiếp diễn"
Nên ân tình đành "nghịch biến " chia xa ...


Bài thơ số 9


Có một lần thầy dạy toán làm thơ
Bài thơ ấy bây giờ đang dang dở
Nhưng câu thơ ý tình bỡ ngỡ
Còn khô khan như môn toán của thầy
Trong bài thơ thầy cộng gió với mây
Bằng công thứ tính Cô tang của góc
Lá thu rơi bay vào trong lớp học
Thầy bảo rằng "lá có lực hướng tâm"
Rồi một lần mưa nhè nhẹ bâng khuâng
Thầy ngẫu hứng đọc câu thơ thầy viết
"Gọi mưa rơi dọc ngang bất chợt
Radian của cầu vòng là một số pi"...

                                        (Sưu tầm)

 

Bài thơ số 2

Phương trình" nào đưa ta về chung lối
"Định lý" nào sao vẫn mãi ngăn đôi
"Biến số" yêu nên tình mãi hai nơi
Điểm "vô cực" làm sao ta gặp được

"Đạo hàm" kia có nào đâu nghiệm trước
Để "lũy thừa" chẳng gom lại tình thơ
"Gia tốc" kia chưa đủ vẫn phải chờ
"Đường giao tiếp" may ra còn gặp gỡ

Nhưng em ơi! "Góc độ" yêu quá nhỏ !
Nên vẫn hoài không chứa đủ tình ta
Tại "nghịch biến" cho tình mãi chia xa
"Giới hạn" chi cho tình yêu đóng khép

"Lục lăng" kia cạnh nhiều nhưng rất đẹp
Tại tình là "tâm điểm" chứa bên trong
Nên "đường quanh" vẫn mãi chạy lòng vòng
Điểm " hội tụ" vẫn hoài không với tới

Em cũng biết "tung, hoành" chia hai lối
Để tình là những đường thẳng "song song"
Điểm gặp nhau "vô cực" chỉ hoài công
Đường "nghịch số" thôi đành chia hai ngả
 


Bài thơ số 4

Ta gặp nhau qua phương trình thể tích
Ánh mắt buồn những chẳng kém thiết tha
Góc độ nào mà tính mãi không ra
Hay "nghịch biến " cho lòng hoài xa cách

Đời "nghịch số " nên em không oán trách
"Giới hạn " lòng cho sầu khổ vơi đi
"Định lý" nào mà ngăn được bờ mi
Không rơi rớt hạt châu buồn hận tủi

"Tâm điểm " kia chứa chút tình ngắn ngủi
Nên đau buồn là "hệ luận "trần gian
Tình yêu em dù chứa đựng ngút ngàn
Nhưng "vô cực" là niềm đau "Bất biến"

Ân tình anh dù luôn luôn "biễu hiện"
Nhưng đường đời mình hai kẻ "song song"
Yêu thuơng chi chỉ là những hoài công
Nên "ẩn số " tình yêu không "tụ điểm"


Bài thơ số 6

Tôi và em tính tình hơi đồng dạng
Sống bên nhau chắc tĩ số cân bằng
Tôi xin thề không biện luận cao xa
Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng
Tôi có thể chứng minh là rất đúng
Vì tình tôi như hàng điểm điều hòa
Nếu bình phương tôi lại rút căn ra
Cũng chẳng khác điều năm trong quĩ tích

Tôi yêu em với một tình yêu cố định
Tìm chu kỳ cho hàm số tuần hoàn
Dùng định lý thay ngàn câu ước hẹn
Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyên
Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em
Tìm toạ độ trong tình yêu toán học

Bài thơ số 8

Có phải anh từ "không gian" xuất hiện
Đễ mang tình "bất biến " đến gởi trao
Hay anh từ "tâm vòng tròn" "Quỹ đạo"
Mang lạc loài vào "hệ luận " trần gian

Đễ em đây mang khắc khoải ngút ngàn
Tìm "ẩn số " tâm hồn anh chất chứa
"Mặt phẳng "kia êm đềm như lỜi hứa
Hay chỉ là "Ảo số "giấc mơ hoang

Đường anh đi không phải "Đường nằm ngang"
Đễ hai "điểm " nối nhau thành gần nhất
"Hệ luận" trần gian phải chăng không chân thật
Nên muôn đời "công thức" chẳng tròn mơ

Tình đôi ta không cùng chung "đáp số"
Nên bây giờ "Căn sô' phải lìa xa
Và đời mình không "hàng điễm điều hoà"
Cho duyên kiếp không cùng chung "giao điểm "

Đễ tình yêu nay trở thành "vô nghiệm"
Và lòng mình hết "giao động" yêu đương
"Nhiệt độ" nay thôi đã hết vấn vương
Khi "khối lượng " tình sầu đang giăng kín


Bài thơ số 10

Anh đau đớn tìm em trên quỹ tích
Để định chiều di chuyển của đôi ta
Nhưng tim em cố định một nơi xa
Nên chẳng biết tìm đâu ra giới hạn

Cho hệ thức đời anh không lẻ bạn
Được cùng em khảo sát mộng tương lai
Ta song song đồng tiến tới ngày mai
Ôi sung sướng bên tình yêu vô định

Nhưng nào biết tình yêu em biến nghịch
Anh và em ngăn cách số âm dương
Cho không gian trọn kiếp sống ngàn phương
Thì định nghĩa tình yêu là đau khổ

Ôi tan vỡ cũng chỉ vì hệ số
Phải cam đành ứng dụng một đôi câu
Cho tim anh nghiệm chứng mối tình đầu
Và tìm bóng hình em nơi vô cực

Theo giả thuyết tình ta không đẳng thức
Kết luận rằng hai đứa phải xa nhau
Căn delta không thể tính được đâu
Thôi vĩnh biệt, em yêu xin vĩnh biệt !

Vì mục tiêu giáo dục phi lợi nhuận , kính xin tác giả cho phép  được đăng lại các tư liệu trên trang này . Trân trọng cám ơn .

Nguồn :  http://blog.yume.vn/xem-blog/tho-vui-toan-hoc.nhu_hong.35CDB2C2.html

http://www.thpt-vinhdinh-quangtri.edu.vn/forum/viewtopic.php?f=106&t=14

 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 3/. Tôi đi học ( 10/08/2010)


Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.
Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
- Thôi để mẹ nắm cũng được.
Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần.
Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại).
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.
Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:
- Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học.
Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.
- Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa.
Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.
Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
Bài tập viết: Tôi đi học!

Thanh Tịnh

Vì mục tiêu giáo dục phi lợi nhuận , kính xin tác giả cho phép  được đăng lại các tư liệu trên trang này . Trân trọng cám ơn .

(nguồn : http://truongdoi.wordpress.com/2009/09/07/toidihoc/#comment-16  )

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  4/. Sách nói  ( Audio book ) 11/08/2010   Khám phá sức mạnh bản thân .


Vì mục tiêu giáo dục phi lợi nhuận , kính xin tác giả  cho phép  được đăng lại các tư liệu trên trang này . Trân trọng cám ơn .

Nguồn :  http://my.opera.com/giangmj/blog/

Khám phá sức mạnh bản thân - International Bestseller

Friday, 21. August 2009, 16:55:16

Tâm lý, audiobooks
* Tên sách: Khám phá sức mạnh bản thân
* Tác giả: Gillian Stokes
* Thời gian: 60 phút
* Dung lượng: 16.8MB
* Đọc bởi: GiangMJ
One ZIP file -- MyOpera link

"Hẳn ai trong chúng ta cũng có những ước mơ lớn lao hoặc thầm kín, nhưng lại không dám chia sẻ vì sợ gặp phải những lời giễu cợt, cười đùa. Có lẽ đã không ít lần bạn tin rằng mình sẽ làm được điều gì đó, nếu như... Tại sao chúng ta lại không dũng cảm theo đuổi những ước muốn và khát vọng bị quên lãng bấy lâu nay, hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên về những điều mới mẻ sẽ đến với mình, khi bắt tay vào để thực hiện chúng!" - Gillian Stokes

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 01.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 05.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 09.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 13.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 17.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 21.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 02.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 06.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 10.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 14.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 18.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 22.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 03.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 07.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 11.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 15.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 19.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 04.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 08.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 12.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 16.mp3

MJ Audio - Kham pha suc manh ban than - track 20.mp3

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Vui với các con số
 
Nhân 37 với bội 3:
3 x 37 = 111
6 x 37 = 222
9 x 37 = 333
12 x 37 = 444
15 x 37 = 555
18 x 37 = 666
21 x 37 = 777
24 x 37 = 888
27 x 37 = 999
…………………………………………..
12345679×09=111111111


12345679×18=222222222

12345679×27=333333333

12345679×36=444444444

12345679×45=555555555

12345679×54=666666666

12345679×63=777777777

12345679×72=888888888

12345679×81=999999999
————————————–
Trapeze:

1 x 9 + 2 = 11
12 x 9 + 3 = 111
123 x 9 + 4 = 1111
1234 x 9 + 5 = 11111
12345 x 9 + 6 = 111111
123456 x 9 + 7 = 1111111
1234567 x 9 + 8 = 11111111
12345678 x 9 + 9 = 111111111
………………………………………………………..
Another Trapeze:
1 x 8 + 1 = 9
12 x 8 + 2 = 98
123 x 8 + 3 = 987
1234 x 8 + 4 = 9876
12345 x 8 + 5 = 98765
123456 x 8 + 6 = 987654
1234567 x 8 + 7 = 9876543
12345678 x 8 + 8 = 98765432
123456789 x 8 + 9 = 987654321
…………………………………………………………………..

 And another one:

0 x 9 + 8 = 8
9 x 9 + 7 = 88
98 x 9 + 6 = 888
987 x 9 + 5 = 8888
9876 x 9 + 4 = 88888
98765 x 9 + 3 = 888888
987654 x 9 + 2 = 8888888
9876543 x 9 + 1 = 88888888
98765432 x 9 + 0 = 888888888
987654321 x 9 – 1 = 8888888888
9876543210 x 9 – 2 = 88888888888
…………………………………………………………….
987654321 x 09 = 08 888 888 889


987654321 x 18 = 17 777 777 778

987654321 x 27 = 26 666 666 667

987654321 x 36 = 35 555 555 556

987654321 x 45 = 44 444 444 445

987654321 x 54 = 53 333 333 334

987654321 x 63 = 62 222 222 223

987654321 x 72 = 71 111 111 112

987654321 x 81 = 80 000 000 001
………………………………………………………………
Nice one:
And finally, take a look at this symmetry:
1 x 1 = 1
11 x 11 = 121
111 x 111 = 12321
1111 x 1111 = 1234321
11111 x 11111 = 123454321
111111 x 111111 = 12345654321
1111111 x 1111111 = 1234567654321
11111111 x 11111111 = 123456787654321
111111111 x 111111111 = 12345678987654321
111.111.111 x 111.111.111 = 12.345.678.987.654.321

Vì mục tiêu giáo dục phi lợi nhuận , kính xin tác giả  cho phép  được đăng lại các tư liệu trên trang này . Trân trọng cám ơn .

Nguồn :   http://thaydo.net/

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

15/08/2010 

Học toán được cái gì ?
09-04-2010 | thaydo.net 


Tác giả: Prof. Nguyen Tien Zung (Nguyễn Tiến Dũng)
Bằng cấp Toán học mang lại lợi ích gì?
Dĩ nhiên là các kỹ năng tính toán rồi, bạn cần gì phải thắc mắc chứ.
Thực ra, theo trang web của Khoa Toán ĐH Warwick, thì bạn không chỉ có được những kỹ năng tính toán mà còn đạt được một số kỹ năng thiết yếu khác nữa.


* Những kỹ năng về toán học
Là một sinh viên toán học, bạn sẽ học tất cả những môn chính của toán học hiện đại: đại số, giải tích, hình học, thống kê và toán ứng dụng. Trong toàn khóa học này, bạn sẽ được học:

• Ngôn ngữ toán học và các qui tắc lập luận.
• Cách phát biểu một mệnh đề toán học chính xác.
• Cách chứng minh một giả thuyết toán học đúng hoặc sai.
• Cách rút trích ý một bài toán trong sách.
• Cách sử dụng toán học để miêu tả thế giới tự nhiên.


**Những kỹ năng Phân tích
Bạn sẽ không bao giờ chấp nhận việc lập luận hời hợt. Toán học mang lại cho bạn khả năng:
1. Suy nghĩ mạch lạc
2. Lưu ý đến từng chi tiết
3. Làm chủ những ý tưởng chính xác và phức tạp
4. Lập luận phức tạp
5. Xây dựng những lý lẽ lô-gíc và chỉ ra nhưng lý lẽ phi lô-gíc

***Các kỹ năng giải quyết vấn đề
Bạn sẽ được giao cho vô số những bài toán để giải quyết trong suốt khóa học. Trải nghiệm này sẽ giúp bạn:
1. Hệ thống một vấn đề bằng những lý lẽ chính xác, nhận dạng được những vấn đề then chốt
2. Trình bày một giải pháp rõ ràng, đưa ra những giả định rõ ràng
3. Hiểu thấu một vấn đề khó bằng cách nhìn vào những trường hợp đặc biệt hoặc những vấn đề phụ
4. Linh hoạt và tiếp cận cùng một vấn đề bằng nhiều quan điểm khác nhau
5. Đối phó với vấn đề một cách tự tin, ngay cả khi chưa có giải pháp rõ ràng
6. Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần

****Các kỹ năng tìm tòi
Trong quá trình học, thỉnh thoảng bạn sẽ lâm vào tình huống cố gắng hiểu được những bài toán có vẻ quá khó và cố giải quyết những vấn đề mà thoạt đầu tưởng chừng như không thể. Bạn có thể được giao viết những bài luận và những dự án khiến bạn phải tự mình tìm hiểu một phạm trù toán học mà bạn chưa biết gì. Việc này sẽ biến bạn thành một nhà điều tra nghiệp dự, lần theo tiếng gọi của thông tin và nguồn cảm hứng. Bạn sẽ có những trải nghiệm:
1. Tra cứu các ghi chép về bài giảng, giáo trình, cũng như sách tham khảo
2. Xới tung thư viện
3. Tìm kiếm các nguồn thông tin tham khảo
4. Rút tỉa thông tin từ mọi nhà toán học mà bạn gặp (những sinh viên khác, sinh viên đã tốt nghiệp, người hướng dẫn và những giảng viên)
5. Tư duy

*****Các kỹ năng trao đổi thông tin
 Sẽ phát triển khả năng nắm bắt và trao đổi ở mức độ cao những thông tin chuyên môn. Trong quá trình nghe giảng, bạn sẽ được yêu cầu sắp xếp và lưu trữ một khối lượng lớn thông tin toán học ở dạng nói cũng như viết. Những bài tập về nhà, và bất cứ bài luận hay dự án nào mà bạn thực hiện, cũng sẽ đòi hỏi sự trình bày mạch lạc theo ngôn ngữ toán học. Trong quá trình được kèm cặp, bạn sẽ tham gia trao đổi những ý kiến về toán học với người giám sát của mình và những sinh viên cùng khóa. Bạn còn tham gia thảo luận các vấn đề toán học qua việc đối thoại với các giảng viên và sinh viên cùng khóa. Ở những năm cuối, bạn có thể có cơ hội giảng dạy những sinh viên chưa tốt nghiệp khác. Qua những trải nghiệp này, bạn sẽ học được cách:
1. Lắng nghe hiệu quả
2. Viết tốt các vấn đề toán học
3. Viết luận và báo cáo
4. Thuyết trình một vấn đề toán học trước cả nhóm

******Các kỹ năng vi tính
IT là từ viết tắt của Information Technology (công nghệ thông tin), bao hàm nghĩa “bất cứ thứ gì có liên quan đến máy vi tính”. Trong suốt quá trình học, bạn sẽ được quyền sử dụng các tiện ích công nghệ thông tin của trường. Bạn sẽ được:
1. Sử dụng e-mail và truy cập internet
2. Học một ngôn ngữ lập trình
3. Giải quyết các vấn đề bằng phần mềm toán học
4. Học kỹ năng soạn thảo văn bản, kể cả ở dạng chữ viết thông thường và dạng ký hiệu toán học

*******Những thói quen làm việc tốt
Để trở thành một sinh viên toán học thành công, bạn sẽ phải:
1. Tỉ mỉ và chịu khó trong công việc
2. Tổ chức tốt thời gian biểu và đúng hạn
3. Làm việc dưới áp lực, đặc biệt là khoảng thời gian gần kỳ thi
4. Làm việc độc lập mà không cần giáo viên hỗ trợ thường xuyên
5. Hợp tác với những sinh viên khác để giải quyết các vấn đề chung

********Những nét tính cách hữu ích
Một giáo sư toán học từng nói với mỗi lứa sinh viên sắp vào năm nhất rằng bằng cấp toán học sẽ thay đổi họ suốt cả cuộc đời. Vật lộn thành công với những ý tưởng khó hiểu và các vấn đề khó giải quyết sẽ tạo nên:
1. Tính quả quyết
2. Tính kiên trì
3. Tính sáng tạo
4. Sự tự tin
5. Tính thận trọng trong tư duy


Nguồn: Zung’s Website


Vì mục tiêu giáo dục phi lợi nhuận , kính xin tác giả cho phép  được đăng lại các tư liệu trên trang này . Trân trọng cám ơn . 

Nguồn :   http://thaydo.net

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 16/08/2010 .

Cách viết công thức toán học lên website , forum hay blog 

Cách 1 -

Trong Mathtype : chọn Preference\ đánh dấu  vào MathML or LateX , mở hộp combo chọn mã Latex 
-Soạn công thức trong mathtype
-Copy công thức rồi Paste vào diễn đàn


Cách 2-

Vào trang web http://www.codecogs.com/latex/eqneditor.php
Soạn thảo , rồi copy dán vào diễn đàn

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

20/08/2010 .  TÂM HỒN CAO THƯỢNG .

Tác giả  Edmond De Amicis -- Dịch giả :  Hà Mai Anh . 

http://www.calameo.com/read/000361004af7ac2c56fcb?authid=LLO40oMiBvqW

 Vì mục tiêu giáo dục phi lợi nhuận , kính xin tác giả cho phép  được đăng lại các tư liệu trên trang này . Trân trọng cám ơn . 

nguồn : vnthuquan.net

 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Vì mục tiêu giáo dục phi lợi nhuận , kính xin tác giả cho phép  được đăng lại các tư liệu trên trang này . Trân trọng cám ơn . 

22/08/2010 > Truyện tranh

Tin tin _ Bức tượng tai vỡ 

 25/08/2010 > Truyện tranh

Tin tin   Tù nhân thần Mặt trời 

 Vì mục tiêu giáo dục phi lợi nhuận , kính xin tác giả cho phép được đăng lại các tư liệu trên trang này . Trân trọng cám ơn . 

 28/08/2010 

Mười điều răn . 

Wen Playing Ball
BY: Chris Georgenes
Wen has found a ball this time but is it a reall ball?
georgenes.com

 

 

 

 

 
 
Make a Free Website with Yola.